Lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp

3 Tháng Một, 2022

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định.

Khác với quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, từ thời điểm tạo ra tác phẩm, tác giả đã được bảo hộ về mặt pháp lý mà không cần qua một thủ tục đăng ký nào, quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu thì việc bảo hộ được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu của nhãn đó. Như vậy, đối với quyền tác giả, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang tính khuyến khích, tuy nhiên đối với nhãn hiệu việc đăng ký bảo hộ là thủ tục bắt buộc.

1. Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:

– Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất
– Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp
– Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
– Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.
– Tổ chức có chức năng kiêm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

Căn cứ khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ thì Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3. Thời hạn xử lý đơn

Căn cứ Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ thì kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng;
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

>>> Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Nếu quý khách có nhu cầu tìm đơn vị để ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.


0948 898 368
Internet hộ gia đình | Dịch vụ phòng marketing thuê ngoài | Màng co PE | Băng dính giá rẻ | Keo dán ô tô | Thùng carton 3 lớp | Thảm khách sạn | Thảm phòng khách | đăng ký bong88 | gia công đột dập