Vì sao đăng ký nhãn hiệu khác nhóm vẫn bị từ chối?

3 Tháng Một, 2022

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục đặc biệt để được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp đối với một tên gọi/ logo khi dùng để gắn lên trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, biển hiệu, trang thông tin điện tử, mạng xã hội như website, facebook, youtube …

Để được cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu đăng ký cần đáp ứng khá nhiều điều kiện, quan trọng và phổ biến nhất đó là: “không bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ nhãn hiệu nào của người khác đã đăng ký trước dùng cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự”.

Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có đưa ra định nghĩa:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Do đó, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, chủ đơn sẽ cần xác định: dấu hiệu đăng ký là gì và dùng cho những sản phẩm/dịch vụ nào.

“Nhóm” là danh mục các hàng hóa, dịch vụ được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế dùng để đăng ký nhãn hiệu (hay được biết đến là Bảng phân loại theo thỏa ước Ni-xơ). Căn cứ vào bản chất, chức năng, mục đích sử dụng mà mọi sản phẩm/dịch vụ đều sẽ được phân loại vào trong danh mục gồm có 45 nhóm, trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản phẩm, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

Khi xét tính trùng/tương tự về sản phẩm/dịch vụ thì thẩm định viên sẽ không căn cứ vào SỐ THỨ TỰ của nhóm mà sẽ xem xét, đối chiếu từng sản phẩm, dịch vụ để đánh giá xem các sản phẩm, dịch vụ đó có CÙNG LOẠI hoặc TƯƠNG TỰ với nhau hay không.

Theo quy định:

Sản phẩm/dịch vụ cùng loại, tức là cùng đề cập đến 1 chủng loại sản phẩm/dịch vụ. Hầu như sản phẩm/dịch vụ cùng loại thì đều được xếp chung vào một nhóm.

Sản phẩm/dịch vụ tương tự thì có hai trường hợp đó là:

– Thứ nhất: Sản phẩm tương tự sản phẩm, dịch vụ tương tự dịch vụ;
– Thứ hai: Sản phẩm tương tự dịch vụ.

+ Trường hợp thứ nhất: 2 sản phẩm hoặc 2 dịch vụ bị coi là tương tự nhau khi 2 sản phẩm hoặc 2 dịch vụ đó:

(i) Tương tự nhau về bản chất; hoặc

(ii) Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng; và

(iii) Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…);

Ví dụ: “bia” và “rượu”; “quần áo” và “giày dép”; “kem làm trắng da” và “mỹ phẩm”; “thuốc ho” và “dược phẩm”; dịch vụ thiết kế bản vẽ công nghiệp và dịch vụ kiến trúc; dịch vụ quán cà phê và dịch vụ quán ăn uống…

+ Trường hợp thứ hai: 1 sản phẩm và 1 dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc một hoặc các trường hợp sau đây:

(i) Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hóa, dịch vụ hoặc nguyên liệu, bộ phận của hàng hóa, dịch vụ này được cấu thành từ hàng hóa, dịch vụ kia), ví dụ: xe máy (nhóm 12) và dịch vụ sửa xe (nhóm 37), quần áo (nhóm 25) và dịch vụ may gia công quần áo (nhóm 40); hoặc

(ii) Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hóa, dịch vụ này phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau), ví dụ: dược phẩm (nhóm 05) và mua bán thuốc (nhóm 35); mỹ phẩm (nhóm 03) và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ viện (nhóm 44)

(iii) Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng hóa, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hóa, dịch vụ kia…), ví dụ: cà phê (nhóm 30) và dịch vụ quán cà phê (nhóm 43); phần mềm máy tính (nhóm 09) và dịch vụ thiết kế, lập trình phần mềm (nhóm 42)

Như vậy, không phải nhãn hiệu cứ đăng ký trong nhóm có số thứ tự khác nhau là sẽ khác nhau, mà cần phải đối chiếu, so sánh với từng loại sản phẩm/ dịch vụ trong danh mục đăng ký bên cạnh điều kiện trùng/ tương tự về dấu hiệu.

Do đó, để tránh phải nhận kết quả bị từ chối bảo hộ vì lí do sản phẩm/dịch vụ tương tự, trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu bạn nên tìm kiếm các luật sư, các tổ chức đại diện SHCN có chuyên môn về Sở hữu trí tuệ để được hỗ trợ tư vấn, tra cứu, đánh giá cũng như đưa ra cách giải quyết hợp lý trong trường hợp danh mục sản phẩm/ dịch vụ của bạn có khả năng tương tự với sản phẩm/ dịch vụ trong nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ nêu trên, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Luật Nhiệt Tâm để được tư vấn và sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.


0948 898 368
Internet hộ gia đình | Dịch vụ phòng marketing thuê ngoài | Màng co PE | Băng dính giá rẻ | Keo dán ô tô | Thùng carton 3 lớp | Thảm khách sạn | Thảm phòng khách | đăng ký bong88 | gia công đột dập